Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Như nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần, hay đối với quyền nhân thân của quyền tác giả thì thời gian bảo hộ là vô thời hạn. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ chỉ được  bảo hộ trong một thời gian theo quy định và chỉ được  bảo hộ những quyền đã được quy định trong luật sở hữu trí tuệ.

2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nếu việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác và vi phạm các quy định của pháp luật sẽ có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều này được thể hiện ở quy là bắt buộc chuyển giao quyền đối với sáng chế hay các quy định về hạn chế quyền của chủ sở hữu công nghiệp,….

Để biết thêm thông tin những vấn đề về sở hữu trí tuệ xin vui lòng truy cập tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *