Đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu?

Tôi muốn hỏi: Hiện tại tôi đang có 1 cửa hàng bán quần áo tại Quận Đống Đa, Hà Nội. Nay tôi muốn đăng ký bảo hộ Logo của cửa hàng chúng tôi, để tránh bị các cửa hàng khác bắt chước.Tôi đã đọc Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng không biết cái tôi đang cần là Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu, hay Đăng ký Bảo hộ Bản quyền?

Trả lời:

Anh có thể tiến hành đồng thời cả việc đăng ký nhãn hiệu và Bản quyền để có được phạm vi bảo hộ tốt nhất.
Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc Logo… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì nếu như có một người khác sử dụng Logo tương tự của anh, hành vi sử dụng đó sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của anh. Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là anh chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ mà anh đăng ký, chính vì vậy anh cần tiến hành thêm việc bảo hộ quyền tác giả.

Nếu đăng ký quyền tác giả, anh sẽ được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Bất cứ ai muốn sử dụng Logo đó trong lĩnh vực nào đều phải nhận đươc sự đồng ý của anh. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho Bản quyền yếu hơn nhãn hiệu vì chỉ khi một người sử dụng Logo giống hệt Logo của anh hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm Bản quyền của anh.
Chính vì vậy, theo ý kiến tư vấn của chúng tôi, anh nên tiến hành đồng thời cả hai biện pháp bảo hộ nói trên.

Thời gian có hiệu lực của bản đăng ký lâu nhất là trong bao nhiêu năm?

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

 Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm. Sau 10 năm, anh có thể xin gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *