TỰ Ý COVER BÀI HÁT CÓ VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ?

Những ngày gần đây, vụ lùm xùm giữa Hương Ly cover với Khắc Việt, Đức Phúc đang gây xôn xao cộng đồng mạng. Nguyên nhân  chính là vì Hương Ly muốn cover ca khúc của ca sĩ khác khi chưa nhận được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm. Cover lại bài hát của người khác không phải là một hiện tượng xa lạ . Tuy nhiên, việc tự ý cover ca khúc của người khác là một hành vi xâm phạm  nghiêm trọng đến quyền tác giả . Vậy, việc Hương Ly tự ý cover bài hát của người khác có thể bị xử phạt như thế nào ? Mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết sau :

1.Tác phẩm âm nhạc là đối tượng bảo hộ của quyền tác giả .

Việc bảo hộ tác phẩm là một hình thức tôn trọng sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Căn cứ theo Luật SHTT tại điều 14, các đối tượng bảo hộ quyền tác giả bao gồm :

  1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

            ………………………………………..

             d, Tác phẩm âm nhạc ;

           ………………………………………………………….

Trong âm nhạc đại chúng, cover bài hát được hiểu là việc hát lại hay làm lại bài hát, là một màn biểu diễn mới hoặc bản thu âm mới của một bản thu âm trước đó đã có sẵn, hoặc một bài hát được phát hành thương mại hay một ca khúc nổi tiếng. Đối với việc cover bài hát thì tác phẩm cover sẽ được xem như là một tác phẩm phái sinh của tác phẩm gốc  và được quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019), cụ thể như sau:

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”

Khi một người muốn cover lại một ca khúc đã có từ trước đó, họ bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của tác giả. Nếu không, hành vi cover đó sẽ được coi là hành vi xâm phạm đến quyền bảo hộ của tác phẩm và bị xử lí theo quy định của pháp luật.

2.Một số trường hợp cover nhạc không cần phải xin phép :

Luật SHTT cũng quy định những trường hợp cover nhạc người khác không cần phải xin phép như sau :

 Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy;

– Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức;

– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị…

Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì việc dùng ca khúc cũng phải:

– Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát;

– Không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

– Phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của bài hát.

3. Mức phạt cho hành vi vi phạm : 

3.1 Với hành vi cover nhạc phát hành trên internet trái phép

Việc cá nhân, tổ chức tự ý cover lại bài hát khi chưa nhận được sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu ca khúc có thể bị xử phạt lên tới 10.000.000.   Cụ thể được quy định tại Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

        Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

3.2 Mức phạt cho hành vi cover ca khúc trực tiếp trước công chúng khi chưa xin phép

Đối với những trường hợp hát cover bài hát trực tiếp trước công chúng nhưng không được sự đồng ý cho phép của tác giả, thì người biểu diễn có thể bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Nếu bản cover mà được truyền tải tới công chúng thông qua các thiết bị ghi âm, ghi hình, các phương tiện kỹ thuật khác hay thông qua mạng internet, thì người biểu diễn có thể bị xử phạt từ 10 tới 15 triệu đồng, đồng thời phải khắc phục hậu quả bằng việc gỡ bỏ tác phẩm vi phạm. Cụ thể như sau:

“Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

        Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, khi cover lại ca khúc của người khác thì mỗi cá nhân nên xin phép chủ sở hữu ca khúc từ trước. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng bản quyền tác phẩm đối với tác giả/chủ sở hữu của ca khúc mà còn giúp chúng ta tránh được những rắc rối không đáng có.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *