Thực trạng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Tính đến tháng 01/2019, Việt Nam đã bảo hộ 69 chỉ dẫn địa lý quốc gia và 06 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài. Có thể nói, các sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý không chỉ đa dạng về loại hình sản phẩm (trái cây, sản phẩm từ cây công nghiệp và lâm nghiệp, thủy sản, gạo và các sản phẩm tiêu dùng), mà còn có tính đại diện cho các vùng miền trên khắp cả nước: Các sản phẩm này được sản xuất từ những vùng địa lý nhất định, đã có danh tiếng từ lâu như: cà phê nhân Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk), bưởi Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), thanh long (tỉnh Bình Thuận), vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), gạo Tám Xoan Hải Hậu (tỉnh Nam Định), Cam Vinh (tỉnh Nghệ An), xoài cát Hòa Lộc (tỉnh Tiền Giang), dừa xiêm xanh và bưởi da xanh (tỉnh Bến Tre), điều (tỉnh Bình Phước),…

Tuy nhiên, trên thực tế các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thường được giao bảo tồn, phát triển và sử dụng cho một tổ chức, cơ quan ở địa phương. Các chỉ dẫn địa lý được khai thác và giám sát lỏng lẻo khiến cho nạn giả nhái các chỉ dẫn địa lý diễn ra ở nhiều nơi, thậm chí đã có vụ việc chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài. Điển hình là sự việc chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột” bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd, có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ tại Trung Quốc. Kết quả là, để đòi lại và bảo vệ được chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk  và Trung ương đã phải tốn nhiều công sức và tiền bạc để đưa chỉ dẫn địa lý này về đúng “chỗ” của nó.

Bên cạnh đó, các chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng việc đăng ký và bảo hộ ở nước ngoài lại còn nhiều hạn chế, vướng mắc do thiếu đầu tư kinh phí. Thêm vào đó, chiến lược xây dựng phát triển bền vững ở thị trường nước ngoài cũng gần như bị bỏ ngỏ.

Một trong những khó khăn trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay là tập hợp được những nhà sản xuất lại với nhau. Không ít nhà sản xuất hay nông dân do không hiểu hết giá trị của bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại nên đã không hợp tác tích cực, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc hình thành các sản phẩm mang đăc trưng riêng của một vùng.

Vậy, cần có những giải pháp nào để giải quyết được những khó khăn trên ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết.

Liên hệ đăng ký trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết bằng cách gửi email tới shtt@brislaw.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 0967826444

Hoặc đăng ký trực tuyến – Tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *