So sánh bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore và Việt Nam

Việt Nam và Singapore đều là nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu của Singapore rất hoàn thiện và phát triển. 

Tiêu chí Singapore Việt Nam
Khái niệm Nhãn hiệu hàng hóa là bất cứ dấu hiệu, hình ảnh nào có thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của người khác và những dấu hiệu đó có thể bao gồm chữ cái, từ ngữ, tên gọi, chữ ký, chữ số, hình mẫu bao gói, nhãn hàng, hình mô phỏng, màu sắc hoặc tổng hợp các yếu tố đó Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
Những dấu hiệu không được đăng ký Những dấu hiệu gây phản cảm đối với xã hội;

Những dấu hiệu  trái với chính sách công hoặc đạo đức  và có tính chất đánh lừa công chúng.

Những nhãn hiệu trong phạm vi đăng ký mà việc sử dụng nó bị cấm ở Singapore.

Nhãn hiệu không có đặc điểm riêng biệt nào;nhãn hiệu thương mại chỉ bao gồm các dấu hiệu hoặc chỉ dẫn có thể phục vụ, trong thương mại, để chỉ định loại, chất lượng, số lượng, mục đích dự định, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian sản xuất hàng hóa hoặc kết xuất dịch vụ hoặc các đặc điểm khác của hàng hóa hoặc dịch vụ; nhãn hiệu thương mại chỉ bao gồm các dấu hiệu hoặc chỉ dẫn đã trở thành thông lệ trong ngôn ngữ hiện tại hoặc trong thực tế và các thông lệ được thiết lập của thương mại.

Nhãn hiệu chỉ gồm hình dạng kết quả từ bản chất của hàng hóa; hình dạng của hàng hóa cần thiết để đạt được kết quả kỹ thuật; hình dạng mang lại giá trị đáng kể cho hàng hóa.

Những dấu hiệu tượng trưng cho Tổng thống Singapore; Những dấu hiệu liên quan đến quân đoàn Anzac thời kỳ thế chiến thứ nhất; Những dấu hiệu đặc trưng cho Chữ thập đỏ và chữ thập đỏ Geneva như chữ thập có màu đỏ trên nền bạc hoặc nền trắng, chữ thập đỏ Liên bang Thụy sĩ…

Các biểu tượng như Quốc huy Cộng hòa Singapore, huy hiệu của quân đội Tổng thống, của Hoàng gia, huy hiệu và các hình vẽ biểu tượng gây nhầm lẫn với những dấu hiệu trên. Các biểu tượng của Hoàng gia hoặc Hoàng đế như vương miện, hoặc cờ nước Cộng hòa hoặc cờ Hoàng gia, cờ Hoàng đế.

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Cơ sở xác lập quyền đối với nhãn hiệu Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ tại Singapore có thể xác lập thông qua đăng ký hoặc thông qua sử dụng. Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ tại Việt Nam được xác lập thông qua đăng ký bảo hộ
Thời hạn bảo hộ và gia hạn của nhãn hiệu Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Singapore có hiệu lực là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm với điều kiện chủ sở hữu nộp đơn gia hạn và lệ phí duy trì hiệu lực đúng hạn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *