Quyền sở hữu của người làm thuê đối với sáng chế

Trong mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp, người lao động sẽ bán sức lao động để làm ra sản phẩm, còn doanh nghiệp  sẽ trả tiền cho những sản phẩm đó. Tuy nhiên, việc ai là người có quyền sở hữu với những sản phẩm đó vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Đối với sáng chế cũng vậy. Vậy, quyền sở hữu sáng chế sẽ thuộc về ai? Mời các bạn cùng đọc bài viết sau:

  1. Sáng chế là gì?

         1.1 Khái niệm :

Sáng chế là là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ do con người tạo mà không phải những thứ có sẵn do con người phát hiện .

          1.2 Điều kiện bảo hộ của sáng chế :  
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    – Có tính mới:

     +  Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

     +   Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

+   Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

– Có trình sáng tạo : Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên,

– Có khả năng áp dụng công nghiệp : Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định

2.Ai sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế do người làm thuê tạo ra :

Đối với tình huống này,cần đặt ra  các trường hợp sau:

– TH1 : Nếu người lao động được doanh nghiệp giao cho việc nghiên cứu để tạo ra một sáng chế thì doanh nghiệp có quyền nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Khi được cấp bằng,doanh nghiệp được công nhận như chủ sở hữu của sáng chế này.

– TH2 :Nếu người lao động tạo ra sáng chế ngoài quá trình lao động, thời gian lao động,. Không sử dụng bất kỳ công cụ, tiện ích nào của bên phía doanh nghiệp… thì sáng chế đó được xem là tài sản trí tuệ thuộc sở hữu riêng của người lao động

– TH3 : Nếu người lao động không được thuê nhưng tự nghiên cứu tạo ra sáng chế thì việc ai nắm quyền sở hữu sẽ do thỏa thuận của các bên.

3. Các biện pháp cần thiết để tránh các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

– Xin tư vấn giải quyết tại công ty luật

– Ký kết hợp đồng trước khi bắt đầu thực hiện công việc

– Áp dụng chính sách, quy chế hoặc hướng dẫn nội bộ về sáng chế do người làm thuê tạo ra.

– Cần có những thỏa thuận cụ thể về người có quyền sở hữu  đối với sáng chế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *