Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Căn cứ :

   – Luật sở hữu trí tuệ 2005

1.Chủ thể có quyền phản đối

Theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ hiện hành, bất kì bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu. Phản đối đơn là cách để bên thứ ba tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, một đơn đăng kí có thể bị nhiều bên phản đối.

Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi việc đăng kí nhãn hiệu của người khác thì các chủ thể nên chủ động phản đối đơn, để tránh rủi do ảnh hưởng tới lợi ích của mình, không nên chờ đợi sự phản đổi cấp của người khác hoặc việc thẩm định của Cục sở hữu trí tuệ.

Các bên thứ ba có thể nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ phản đối từ thời điểm đơn đăng kí sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

2.Mục đích của việc phản đối đăng ký nhãn hiệu :

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phát hiện có một chủ thể khác yêu cầu được bảo hộ nhãn hiệu họ có thể gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang sở hữu.

– Việc phản đối đơn nhằm ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp của chủ thể khác trong việc sử dụng nhãn hiệu

3.Hồ sơ phản đối giấy chứng nhận

   – Công văn giải trình về việc phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

   – Tài liệu, chứng cứ kèm theo.

   – Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

   – Chứng từ nộp phí, lệ phí liên quan đến phản đối theo quy định.

4.Thời hạn phản đối đơn :

Theo quy định của pháp luật, kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ là khoảng thời gian có quyền phản đối đơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *