Phân biệt “Quyền tác giả” và ” Quyền liên quan”

Đối với những  người quan tâm đến sở hữu trí tuệ, “Quyền tác giả” và “quyền liên quan” không phải khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ trên. Vậy, tiêu chí để phân biệt “Quyền tác giả ” và “Quyền liên quan” là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sa

Để phân biệt 2 thuật ngữ cần phân tích dựa vào các tiêu chí sau :

  1. Khái niệm : 

    –  Quyền tác giả : là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu 

    –  Quyền liên quan đến tác giả (Quyền liên quan) : là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

  1. Căn cứ xác lập: 

     – Quyền tác giả : phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo dưới một hình thức vật chất nhất định. Không phân biệt  nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

            – Quyền liên quan : phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

  1. Chủ thể được bảo hộ :

            –  Chủ thể của quyền tác giả là tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu tác giả. Tác phẩm được công bố phải là tác phẩm chưa được công bố hoặc đã được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tác 

            – Chủ thể bảo hộ của quyền liên quan bao gồm những tổ chức, cá nhân sau :

  • Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật;
  • Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn;
  • Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác;
  • Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.
  1. Đối tượng bảo hộ

            –  Quyền tác giả : Căn cứ theo Điều 14 Luật SHTT, các tác phẩm được bảo hộ gồm tác phẩm văn học; tác phẩm nghệ thuật và khoa học

            – Quyền liên quan: Đối tượng gồm có

  • Buổi biểu diễn
  • Bản ghi âm, ghi hình
  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá 
  1. Thời hạn bảo hộ:
5.1 Quyền tác giả :

    – Các quyền nhân thân : Được bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;

    – Quyền tài sản : Có thời hạn bảo hộ như sau : Căn cứ theo Điều 27 Luật SHTT

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh:  50 năm từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Nếu tác phẩm chưa được công bố thì tính từ khi tác phẩm được định hình.  Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo điểm b luật này :
  • Tác phẩm không thuộc loại hình quy định trên : có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo.
5.2 Quyền liên quan : có thời hạn bảo hộ ngắn hơn quyền tác giả
  • Quyền của người biểu diễn: 50 năm tính từ năm tiếp theo buổi biểu diễn được ghi hình
  • Quyền của nhà xuất bản, ghi âm, ghi hình : Được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố;
  • Quyền của tổ chức phát sóng : được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Trên đây là một số phân tích của công ty nhằm giúp các bạn phân biệt được 2 khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan. Thanks for reading!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *