NHƯ THẾ NÀO LÀ HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU ?

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ các trường hợp sử dụng hạn chế .

Như vậy để xác định một hành vi xâm phạm, cần làm rõ các yếu tố sau đây:

(1) thế nào là phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu

(2) thế nào là hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu

  1. Phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu

Phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu bao gồm chính nhãn hiệu đó, và các yếu tố độc đáo trong nhãn hiệu, khiến người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu và các sản phẩm khác cùng loại. Như vậy hành vi sử dụng một nhãn hiệu trong thời hạn bảo hộ bao gồm hai khía cạnh: sử dụng đúng dấu hiệu được bảo hộ (sản xuất, buôn bán hàng giả), hoặc sử dụng những dấu hiệu có thể gây nhầm lẫn cho người sử dụng về sản phẩm hay xuất xứ sản phẩm (sản xuất, buôn bán hàng nhái).

2.Hành vi sử dụng nhãn hiệu không có sự đồng ý của chủ sở hữu

Hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không xin phép chủ sở hữu có thể diễn ra dưới nhiều dạng:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; hoặc tương tự hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuất, lưu thông, bán, tiêu thụ hàng giả);

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuất, lưu thông, bán, tiêu thụ hàng nhái);

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ có nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Hành vi sử dụng bao gồm sản xuất, gắn nhãn sản phẩm, chào bán, lưu thông những sản phẩm có nhãn hiệu tương tự trên thị trường. Hành vi sản xuất, gắn nhãn sản phẩm được thực hiện thông qua các cơ sở sản xuất trong nước.

Để biết thêm thông tin xin quý khách vui lòng truy cập tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *