Khái quát Nhãn hiệu

1.Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nguồn gốc của nhãn hiệu có từ thời cổ đại, khi các thợ thủ công mô phỏng chữ ký của họ, hoặc “đánh dấu” trên công trình hoặc các sản phẩm mà họ tạo ra. Theo thời gian, các nhãn hiệu này đã phát triển thành hệ thống đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu như hiện nay. Hệ thống này giúp người tiêu dùng nhận biết và mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân dựa trên các đặc điểm cụ thể của hàng hóa/dịch vụ cũng như lựa chọn chất lượng của hàng hóa/dịch vụ tùy theo nhu cầu của họ

2. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác

3Phân loại nhãn hiệu

Nhãn hiệu được chia thành:

– Nhãn hiệu tập thể : là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ : Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh bánh đa nem làng Chều sở hữu nhãn hiệu tập thể “Bánh đa nem làng Chều”.

– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ : Chi Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản Hưng Yên sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong hoa nhãn Hưng Yên”

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Ví dụ : một doanh nghiệp A đăng ký nhãn hiệu ROSIE cho sản phẩm mỹ phẩm mà doanh nghiệp sản xuất thì các nhãn hiệu của cùng doanh nghiệp A như ROSIELips, ROSIEMas, ROSIECus cho cùng sản phẩm mỹ phẩm được coi là các nhãn hiệu liên kết.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ví dụ : Adidas, Nike, Biti’s,…

Nhãn hiệu không thuộc bốn trường hợp trên được coi là nhãn hiệu thông thường.

4. Căn cứ phát sinh và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu 

Để được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu phải đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT.  Văn bằng bảo hộ được gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.  Đây là chứng chỉ duy nhất thể hiện quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.  Một ngoại lệ duy nhất của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc tế do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới cấp theo Thoả ước Madrid cho các nhãn hiệu nước có đăng ký bảo hộ tại Việt Nam theo quy chế của Thoả ước Madrid.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm (mười năm) kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm (mười năm). Ngoại lệ của nguyên tắc 10 năm nói trên là những nhãn hiệu được bảo hộ theo Thoả ước Madrid. Các nhãn hiệu này được bảo hộ kể từ ngày được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đến hết 20 năm kể từ khi nhãn hiệu này được nộp đơn tại quốc gia bảo hộ lần đầu tiên.

Liên hệ đăng ký trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết bằng cách gửi email tới shtt@brislaw.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 0967826444

Hoặc đăng ký trực tuyến – Tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *