Hiệu lực Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực như thế nào? Bài viết sau của Bris Law sẽ tư vấn cho bạn vấn đề trên.

Hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Khi nhãn hiệu bạn đăng ký không trùng hoặc tương tự với các bên khác đã đăng ký, không thuộc những trường hợp cấm, có đầy đủ các yếu tố để được bảo hộ độc quyền thì sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tham khảo mẫu Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau:

Hiệu lực của Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thể hiện qua 2 yếu tố: Hiệu lực theo thời gian và hiệu lực theo không gian.

Hiệu lực theo không gian: 

Giấy Chứng nhận do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tượng tự cũng như vậy đối với ở nước ngoài vì vậy khi mở rộng hoạt động kinh doanh đến những quốc gia, vùng lãnh thổ khác thì bạn nên thực hiện đăng ký nhãn hiệu trước khi hàng hóa của bạn hiện diện tại đó, để có thể đưa ra được những phương án kinh doanh hợp lý.

Hiệu lực theo thời gian 

Theo quy định tại khoản 6 điều 93, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần.

Ví dụ: Bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu A vào 28/6/2016 đến ngày 17/9/2017 bạn được cấp văn bằng thì kể từ ngày này Giấy Chứng nhận có hiệu lực, thời gian có hiệu lực đến 28/06/2026.

Khi nào giấy chứng nhận bị chấm dứt hiệu lực ?

 Giấy Chứng nhận ĐKNH bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ văn bằng bảo hộ không gia hạn hiệu lực theo quy định khi đến hạn;

b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;

c) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;

d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm (05) năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực; Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *