Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Một là, tăng cường khâu quản lý, kiểm soát về chất lượng đối với các sản phẩm, dịch vụ mang chỉ dẫn địa lý, cũng như cần có quy định cụ thể để kiểm soát quy trình xây dựng, quản lý chỉ dẫn địa lý với sản phẩm. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan thẩm quyền từ quản lý thị trường, quản lý sản xuất, đến phòng chống các loại hàng giả, hàng nhái và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh chế tài của nhà nước, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo chỉ dẫn địa lý phải có tính cộng đồng, cùng bảo vệ danh tiếng của sản phẩm. Cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời đưa thông tin về sản phẩm này tới người tiêu dùng rộng rãi hơn.

Hai là, huy động tối đa sức mạnh của các tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Mặc dù chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng việc sử dụng và khai thác chỉ dẫn địa lý thuộc về các cá nhân và tổ chức liên quan của khu vực địa lý. Vì vậy, thành phần tham gia tổ chức tập thể cần có đại diện của cả cơ sở sản xuất và các hộ kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các tổ chức và cá nhân trong chuỗi hoạt động liên quan đến quản lý chỉ dẫn địa lý.

Ba là, để khai thác hiệu quả tốt nhất từ chỉ dẫn địa lý, trước hết cần nâng cao nhận thức cho người dân, người trồng trọt, đơn vị sản xuất, kinh doanh về lợi ích, tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý, bên cạnh việc quản lý vùng trồng, sản xuất sản phẩm hợp lý. Theo đó, các địa phương nên chú trọng việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đã qua chế biến cũng như việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Liên hệ đăng ký trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết bằng cách gửi email tới shtt@brislaw.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 0967826444

Hoặc đăng ký trực tuyến – Tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *