Các nguyên nhân dẫn đến việc bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu

  • Tên gọi chung: Chẳng hạn nếu doanh nghiệp dự định đăng ký các tên nhãn hiệu Ghế tựa để bán ghế tựa thì nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối vì từ “ghế tựa” là tên gọi chung cho sản phẩm này;
  • Từ ngữ mang tính mô tả: đó là những từ ngữ mà thường được dùng trong mô tả một sản phẩm nhất định. Chẳng hạn, nhãn hiệu NGỌT có khả năng bị từ chối khi dùng để đặt tên cho sản phẩm là Socola vì bị xem là mang tính mô tả. Trên thực tế, sẽ không công bằng khi cho phép một sản nhà sản xuất duy nhất được dùng từ ngọt để tiếp thị sản phẩm này. Tương tự, các thuật ngữ bình phẩm, mô tả chất lượng như “nhanh”, “tốt nhất”, “cổ điển” hoặc “đổi mới” có thể bị từ chối với lý do tương tự ngoại trừ các thuật ngữ này là một phần của nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Trong trường hợp đó, cần chú thích rằng phần nhãn hiệu đó không yêu cầu bảo vệ độc quyền.
  • Nhãn hiệu mang tính lừa dối: là những nhãn hiệu có khả năng lừa dối, gây nhầm lẫn với người tiêu dùng về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Ví dụ doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm bơ thực vật nhưng lại mang nhãn hiệu là một con bò cái có thể bị từ chối vì người tiêu dùng có thể liên tưởng sản phẩm này được làm từ sữa của động vật (con bò).
  • Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự hoặc đạo đức xã hội: Các từ hoặc sự minh họa bằng hình ảnh bị coi là trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, chuẩn mực tôn giáo thì sẽ bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu.
  • Quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, biểu tượng của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế.
  • Nhãn hiệu trùng và tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *